Việc sử dụng rong nho đang trở nên phổ biến hơn trong nhiều gia đình người Việt Nam. Họ ăn rong nho như một loại thực phẩm hàng ngày, vừa dễ ăn, thơm ngon lạ miệng, vừa giúp bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ phát triển sức khỏe cho cả trẻ em và người lớn.
Rong nho thực chất là một loại tảo biển, có nguồn gốc tự nhiên tại các khu vực nhiệt đới và bán nhiệt đới, như vùng Đông Nam Á và Đông Á. Loại tảo này có hình dáng dưới dạng các hạt nhỏ li ti màu xanh liên kết thành chùm, làm liên tưởng đến chùm nho nên được gọi là rong nho.
Đặc điểm sinh trưởng của rong nho
Từ xa xưa, người ta đã khai thác để ăn rong nho như một loại thực phẩm tươi sống. Rong nho có chứa hoạt chất Caulerpin và Caulerpicin tạo sự kích thích vị giác, khiến chúng ta cảm thấy ngon miệng. Ngoài ra ăn rong nho còn có tác dụng chữa bệnh và là một loại thực phẩm giúp bổ dung nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Trong quá trình sinh trưởng, rong nho có phần thân và nhánh dính vào đá, cát hay nền đáy khác, sử dụng các sợi rễ nhỏ màu trắng để bám. Toàn bộ những bộ phận này đều là yếu tố giúp cây rong hấp thu chất dinh dưỡng thông qua môi trường nước.
Khi phát triển nó sẽ mọc ra các “lá”, chính là các hạt rong hình thù như trái nho, đường kính trung bình 2 mm. Các hạt này có đặc điểm mọng nước, bên trong chứa đầy dịch dạng gel, khi ăn rong nho, người ăn sẽ cảm nhận các hạt này vỡ ra tí tách bên trong khoang miệng.
Điều kiện nuôi trồng rong nho
Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường, nhu cầu ăn rong nho của mọi người mọi nhà ngày càng tăng cao, theo đó hiện tại người ta đã tiến hành nuôi trồng rong nho để thu hoạch và đáp ứng lượng cầu quá lớn.
Rong nho có thể được nuôi trồng tương tự như trong môi trường tự nhiên. Điều kiện lý tưởng cho chúng sinh trưởng là các vùng biển cạn ít sóng, nước mặn và sạch. Phương pháp nuôi trồng chủ yếu là trồng đáy, trồng không lồng bể hoặc dây treo dưới biển.
Khi nuôi trồng phải đảm bảo các yếu tố về ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn ổn định. Thời gian phát triển khá nhanh, chỉ cần khoảng 20-30 ngày là có thể thu hoạch và ăn rong nho được.
Hiện nay rong nho đã được Viện Hải Dương Học Việt Nam nghiên cứu và cấy tạo giống thành công. Rong nho được nuôi trong mô hình khép kín, hệ thống nước thải phải được xử lý kín và lọc qua cát. Cấu trúc một trại nuôi kinh điển nhất gồm 4 thành phần:
– Hệ thống cấp nước
– Hệ thống bể nuôi
– Hệ thống giữ giống
– Hệ thống bảo quản sau thu hoạch
Một số nơi nuôi trồng và cung cấp rong nho nổi tiếng có thể tìm thấy ở một số vùng ven biển miền Trung. Đây là một trong những sản phẩm nông nghiệp niềm năng, góp phần mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho người dân và cho đất nước.
Giá trị dinh dưỡng từ việc ăn rong nho
Ăn rong nho như đã giới thiệu có thể cung cấp một hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc điểm nhiệt lượng thấp, hàm lượng chất khoáng bao gồm là sinh tố, canxi, sắt…
Rong nho được sử dụng vô cùng phổ biến trong các món ăn gia đình của người Nhật như như sushi, sashimi, súp, salad,… Tại Việt Nam hiện nay, việc ăn rong nho cũng đã trở nên phổ biến hơn. Người nội trợ có thể dùng rong nho để chế biến các món ăn rất thuần Việt như gỏi, cháo, sinh tố, chè, hoặc ăn rong nho như rau sống…
Rong nho hỗ trợ chữa trị và phòng ngừa một số vấn đề về sức khỏe, như:
– Tác dụng nhuận trường
– Giải độc gan
– Cân bằng lượng đường trong cơ thể
– Giảm cholesterol
– Ổn định huyết áp
– Dưỡng da, giảm cân
Chế biến, bảo quản và ăn rong nho đúng cách
Bảo quản rong nho
– Rong nho tươi bảo quản được khoảng 7 ngày, trong điều kiện môi trường bình thường, ở nơi kín gió, tránh ánh nắng và tránh nhiệt độ cao, không bỏ trong tủ lạnh.
– Rong nho khô bảo quản trong 6 – 12 tháng, trong tủ mát.
Chế biến rong nho
– Rong nho tươi ngâm nước đá 5 phút, vớt ra để ráo
– Rong nho khô ngâm nước sạch 5 phút cho nở, rồi ngâm tiếp 5 phút trong nước đá, vớt ra để ráo
– Sau khi sơ chế phải chế biến và ăn rong nho trong vòng 30 phút, để lâu sẽ bị teo.
– Khi chế biến không nấu ở trên lửa, nếu làm các món trộn thì phải thật nhẹ tay.
Xem thêm 5 Cách Làm Salad Rong Nho Khô Ngon Tuyệt Đỉnh